Suối yến chùa Hương

Suối Yến dài hơn 4000 mét bắt nguồn từ đồng Lỗ Rừng Vài qua vùng đồng lầy chảy vào làng Yừn Vĩ; qua làng Yừn Vĩ, làng Hội Xá, Đục Khê rồi chảy ra sông Đáy. Đoạn chảy qua đồng lầy hai bên là núi đá tạo nên những vụng núi chỗ rộng chỗ hẹp thành cánh đồng, dân địa phương khai khẩn để cấy lúa chiêm, đắp ụ trồng dâu, trồng khoai…

Núi hai bên suối được người xưa đặt tên theo hình tượng như: núi Con Rồng, đầu núi là ngôi đền, hành khách trẩy hội Chùa Hương lên lễ trình nên thường gọi đền Trình, như tự cho mình đã bắt đầu đi vào cảnh phật. Đối diện với đền Trình là núi Đụn, trên đỉnh núi có một khoảng rộng 100m2 được san, kê phẳng, có nhiều mảnh bát, mảnh chum vại…

Các cụ làng Yến Vĩ lưu truyền câu chuyện “Giặc Cô Đỏ”. Chuyện kể: khi phong trào chống Pháp của ông Tán Thuật (tức Nguyễn Thiện Thuật) ở Bãi Sởy tỉnh Hưng Yên bị đàn áp tan rã, có một đơn vị nghĩa quân lui về vùng núi Hương Sơn lập căn cứ ở thung chùa Tuyết Sơn. Một bộ phận nhỏ do một người nữ chỉ huy lên đóng ở đỉnh núi Đụn làm vọng gác tiền tiêu. Cô mặc yếm đỏ. Bị bao vây, cả toán quân tuẫn tiết không chịu đầu hàng giặc. Vì vậy triều đình nhà Nguyễn gọi là “Giặc Cô Đỏ”.

Suối Yến

Thuyền đưa khách qua núi Soi, núi ái (còn có tên là núi Con Rùa), núi Ông Sư, Bà Vãi, qua đoạn suối vòng núi chùa Đống Lúa, Hang Trâu (còn gọi là hang Luồn). Nơi đây tháng 3 năm Canh Dần (1770) Chúa Trịnh Sâm trẩy hội Chùa Hương đã đề khắc lên đá cửa hang bốn chữ “ Sơn thuỷ hữu tình”, từ đó thành tên hang.

Đoạn suối cửa hang khá rộng và sâu, có một nhịp cầu gỗ bắc qua suối. Cầu hình thang in hình xuống suối gọi là Cầu Hội do dân làng Hỗi Xá bắc để đi vào nương mơ làm rừng.

Cầu bắc năm Canh Thân (1860). Nữ sĩ Hằng Phương viết về cảnh suối Yừn có câu:

“…Mây luồn đáy nước qua cầu
Thuyền đi tưởng núi quay đầu trông theo…”

Cánh Đồng Ông đối diện với Hang Bà

“…Đồng Ông một dải – ngang lưng Hang Bà”
(Chu Mạnh Trinh)

Hang Bà sâu vào lòng núi, cửa hang không rộng nhưng nước sâu, trong mát. Về mùa mưa lũ nước trong hang chảy ra, những ngư dân làng Yến Vĩ quây đăng làm buồng bắt được nhiều cá theo nước hang ra.

Núi Đổi Chèo tên địa lý gọi là núi Con Trăn – một ngọn núi nhỏ đứng một mình bên cạnh suối. Dân làng Yến Vĩ lấy núi này làm mốc cho là đến đây thuyền đi được nửa suối cũng là lúc những người chèo đò đổi phiên cho nhau.

Ca dao cổ xưa có câu:

“Trời sinh ra núi Con Trăn
Để cho làng nước thay chân đổi chèo.”

Qua núi Đổi Chèo, đến núi Ba Đài Rượu, núi Con Gà, núi Lọng (núi Mâm Xôi), núi Chéo Cờ, núi Con Voi Phục,…

Có một truyền thuyết phong thuỷ liên quan đến núi Con Voi kể rằng: khu Phật tích Chùa Hương là đất địa linh, có đủ Long, Ly, Quy, Phượng, Voi, Ngựa, Cờ, Lọng… Các ngọn núi xung quanh động đều chầu về cửa động: “Chín mươi chín núi chầu về Chùa Hương”, nơi Đức Phật Quán Thế Âm tu hành đắc đạo:

“…Tu hành đã được chín niên
Bao nhiêu phép thuật phép tiên vào lòng”

Riêng núi Con Voi quay đầu ra nên bị Tướng nhà trời chém phục.

Mái chèo khua nước, thuyền xô. Sóng đua nhau trên dòng Suối Yừn, cá chạy, thuyền đi, mấy con chim bay lượn trên trời in bóng xuống suối:

“… Chim trời cá nước vui chung cảnh
Ngọn bút khôn đem tả hết lời…”

Thuyền đã đến bến Trò (bến Suối Trong), quý khách chia tay cô lái tiếp tục cuộc hành trình trẩy hội Chùa Hương.

Để đặt dịch vụ tại chùa Hương, Quý khách vui lòng gọi điện vào số điện thoại dưới đây

024 6670 8683 hoặc 0968 742 813

Chúng tôi cung cấp các dịch vụ tại chùa Hương
Tour chùa Hương – Tam Chúc hàng ngày  |  Nhà nghỉ  |  Khách sạn
Nhà hàng  |  Đò thuyền  |  Đặt đồ lễ  |  Viết sớ chữ nho

 

Bài viết liên quan