Ngày mồng một gọi là ngày sóc. Nguyên nghĩa từ sóc là khởi đầu, bắt đầu. Ngày mồng một là ngày bắt đầu của một tháng nên gọi là ngày sóc. Ngày Rằm gọi là ngày vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng.
Văn khấn thần linh trong nhà ngày rằm và mồng một hàng tháng (ngày sóc, vọng)
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Kính lạy:
– Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Ngài Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân.
– Ngài Bản gia Thổ địa Long mạch Tôn thần.
– Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.
– Ngài Tiền hậu địa chủ tài thần.
– Các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày ……. tháng …….. năm ………………………..
Tín chủ con là: …………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Ngụ tại: ………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày: ………………………………………………………………………………………….
Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật kim ngân trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án.
Chúng con thành tâm kính mời:
– Ngài Kim niên đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
– Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương.
– Ngài Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân.
– Ngài Bản gia Thổ địa Long mạch Tôn thần.
– Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ. Giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tám tiết vinh khang thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
(Nguồn: Văn khấn nôm – Thượng tọa Thích Viên Thành)
Tham khảo thêm:
Vì sao phải cúng Rằm tháng 7 từ ngày 14/7 âm lịch?
Rằm tháng 7: Chuẩn bị các mâm cỗ cúng sao cho đúng ?