Củ mài cùng họ với khoai mỡ nhưng hình dạng thì xù xì hơn, thịt củ thường có màu trắng ngà. Đây là loại củ thường mọc ở vùng núi Hương Sơn. Rễ (củ) của loại cây này thường cắm rất sâu dưới lòng đất, đá nên rất khó đào.
Củ mài cũng có thể trồng được, nhưng ăn không ngon bằng củ mài trên núi. Ngày nay, ở lễ hội chùa Hương, người ta có thể mua củ mài sống hoặc củ mài luộc để ăn. Ở các chợ hiếm khi thấy bán loại củ này và có thể được xem là củ quý, đặc sản riêng của vùng núi Hương Sơn.
Muốn ăn củ mài, người ta phải lên tận núi để đào, rất vất vả. Củ này thường được mài ra, nấu canh với tôm hoặc nấu chè, ăn hoặc làm bánh. Củ mài có đặc tính thanh, mát.
Củ mài có các loại
Củ mài Chùa Hương có hai loại: củ mài tẻ và củ mài nếp. Củ mài tẻ có màu trắng nhạt, không thơm, tương đối rắn. Củ mài nếp có màu trắng hoặc xanh lơ, bột mịn thơm, bở và dẻo.
Củ mài ở Hương Sơn luộc ăn rất ngon. Củ mài nấu với mật ong đã trở thành đặc sản ở địa phương, thường được dùng cúng Phật.
Cách nấu chè Củ Mài
Cây Củ mài và vị thuốc Hoài sơn
1. Người có cơ thể suy nhược;
2. Bệnh đường ruột, ỉa chảy, lỵ lâu ngày;
3. Bệnh tiêu khát;
4. Di tinh, mộng tinh và hoạt tinh;
5. Viêm tử cung (bạch đới);
6. Thận suy, mỏi lưng, đi tiểu luôn, chóng mặt, hoa mắt;
7. Ra mồ hôi trộm.
Quý vị có thể tìm hiểu thêm qua link bài viết “Cây củ Mài và vị thuốc Hoài Sơn”
(Sưu tầm)
024 6670 8683 hoặc 0968 742 813
Tour chùa Hương – Tam Chúc hàng ngày | Nhà nghỉ | Khách sạn
Nhà hàng | Đò thuyền | Đặt đồ lễ | Viết sớ chữ nho