Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội Chùa Hương.Hành trình về một miền đất phật – nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế âm ứng thiện tu hành, để dâng lên người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn mình bay bổng hoà quyện với thiên nhiên ở một vùng núi rừng còn in dấu phật thoại và văn hoá tín ngưỡng tâm linh của ngươi việt xưa, hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn – huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
Ngày mồng 6 tháng giêng là ngày khai hội, lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Ngày này vốn là ngày mở của rừng của người dân địa phương, sau này trở thành ngay khai hội Chùa Hương (mở của rừng hàm chứa ý nghĩa mở cửa chùa).
Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ cảnh đẹp mà còn là một nét đẹp văn hoá tín ngưỡng đạo phật của người Việt Nam ta. Không giống với bất cứ chùa nào, Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động, gắn liền với núi rừng với một kiến trúc kết hợp hài hoà vừa thiên nhiên vừa nhân tạo. Tạo hoá đã khéo bày đặt ở vùng này một sự hài hoà giữa núi non song nước, và con người đã thổi hồn vào những đièu kỳ diệu đó, làm cho chúng thêm sinh động và nhiều màu sắc, chính điều đó đã tạo nên một nét văn hoá của dân tộc, đó là nét văn hoá tin ngững đạo phật. Có lẽ đã trải qua nhiều thế kỷ, nó đã in đậm trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam chúng ta khi đến với Chùa Hương. Để rồi những tao nhân mặc khách, các nhà thơ nhà văn và cả các vị Vua chúa thời xưa và ngày nay cũng phải thám phục trước vẻ đẹp của nơi đất phật này. Vào năm canh Dần 1770 khi Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm. vãn cảnh Chùa Hương đã đề khắc năm chữ lên cửa Động Hương Tích ( Nam Thiên Đệ Nhất Động ) ” Động đẹp nhất trời nam” và con nhiều những bài thơ ca ngợi cảnh đẹp nơi đây của các thi nhân như, Chu Mạnh Trinh, Cao Ba Quát, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương….
Giờ đây, Chùa Hương không chỉ còn là giá trị của riêng một vùng niềm mà là một di sản của Quốc Gia và cũng là những giá trị của nhân loại. Vì nó là gía trị sống của chuỗi phát triển của con người từ xa xưa cho tới ngày nay, vì vậy chúng ta phải biết chân trọng rìn giữ những giá trị văn hoá của cha ông ta để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau, và bạn bè trên toàn thế giới biết về nét đẹp văn hoá của dân tộc ta. Để Chùa Hương mãi in dấu trong lòng của mỗi người khi nghĩ về đạo và đời, để đúng với nghĩa của nó (Hương Tích) “Dấu thơm “. Một ngày không xa, Bộ văn hóa thông tin sẽ trình uỷ ban di sản thế giới UNESCO đưa Chùa Hương trở thành di sản văn hoá của nhân loại, để Chùa Hương xứng tầm với giá trị văn hóa của dân tộc trải qua hơn 4000 năm xây dựng và giữ nước, điều đó sẽ tô điểm thêm những giá trị tinh thần của người Việt và niềm tự hào dân tộc của thế hệ mai sau.