Chùa Động Tiên Sơn

Sau khi chiêm bái chùa Thiên Trù xong du khách rẽ tay phải ngược lên núi Thanh Long, đến lưng chừng núi sẽ nhìn thấy cổng tam quan nổi lên bên sườn núi vút cao như  sắp bay lên. Qua cổng vào sâu bên trong du khách sẽ nhìn thấy một toà lâu đài nho nhỏ tráng lệ dưạ vào vách núi. Đó là khu chùa động Tiên Sơn.

Động Tiên Sơn vốn được mở mang từ lâu, có thể đồng thời với Thiên Trù, Hương Tích, tức là có trước thời Lê -Trịnh, nhưng do có sự biến động thiên nhiên, bị đất đá, cây rừng che lấp. Rồi tình cờ lúc 15 giờ ngày 28 tháng 2 năm Quý Mão (1903) một người Yến Vĩ tên là Nguyễn Văn Bách đi lấy củi trên núi Tiên, không may đánh rơi con dao quắm xuống hang. Ông bèn chui xuống để lấy dao lên và ông đã phát hiện ra một hang động lớn. Ông đào đất, moi đá, thấy cửa động lộ ra, và trên vách đá còn khắc một bài thơ Nôm Đường luật:

“…Chợt khỏi Thiên Trù thoạt rẽ lên

Che che cửa động một đường len

Chở mây quanh quất lồng hương phật

Gõ đá vang lừng trỗi nhạc Tiên

Bảo cái đùn đùn trên bảo toạ

Kim quan chăm chắm trước kim liên

Thanh sa dấu cũ còn ghi để

Quyến được xe loan biết mấy phen..”

Dưới bài thơ có ghi: ”Đại nguyên soái Tổng quốc sư Trịnh Tĩnh Vương ngự chế”. Trịnh Tĩnh Vương chính là Trịnh Sâm. Vậy bài thơ ấy đích thị là của Trịnh Sâm.

Chùa động Tiên Sơn

Về động này cũng có một truyền thuyết khác kể rằng: sau một trận mưa to,gió lớn, một người tiều phu làng Yến Vĩ đi lấy củi ở núi Tiên trông thấy từ trên núi một tảng đá to lớn rơi xuống. Khi lên xem thì thấy chỗ vách núi tách ra một mảng trống như người ta mới đục một cái cửa. Lần đến cửa, chàng tiều phu nhìn vào trong thì thấy trên vách đá hiện ra những hình thù giống hình người. Qúa sợ hãi, tiều phu Yến Vĩ không giám một mình vào hang, liền quay về báo chô thổ hào, lý trưởng quay lại xem thì thấy trên vách đá trong hang có tạc một bài thơ Nôm như chép ở trên.

Sau khi tìm thấy động, hội Thiện làng Yến Vĩ bèn đứng ra mở chùa, lại được động chủ Hương Sơn hồi đó là Đại sư Thanh Tích tận tình giúp đỡ hỗ trợ. Năm 1904 nhằm năm Giáp Thìn, đục thêm một cửa bên tay phải. Năm Đinh Mùi (1907) tạc ba pho tượng Bồ Tát bằng đá ngọc thạch dung ánh sang đèn nến rọi mặt sau, nhìn thấy trông rõ như qua một tấm kính mờ. Năm Kỷ Dậu (1909) đúc toà tượng Cửu Long bằng đồng. Năm Tân Hợi (1911) người ta tạc them hai pho tượng vua Trang Vương và Hoàng hậu, bằng đá ngọc xanh. Tiêp đó điện Mẫu, nhà tầng được tiếp tục xây.

Cùng chung số phận với chùa Thiên Trù, đúng 14 giờ ngaỳ 8 tháng hai nhuận năm Đinh Hợi (1947). Giặc Pháp tràn vào đây đốt phá chùa động Tiên Sơn. Ngày 20 tháng 6 năm Nhâm Thìn (1952), một lần nữa giặc Pháp cho máy bay ném bom phá huỷ hết những gì còn lại của chùa động Tiên Sơn.

Năm Nhâm Dần (1962), Hội Thiện làng Yến Vĩ đã cúng hiến toàn bộ khu vực chuà Tiên Sơn và nhà chùa, để đưa vào danh mục khu di tích Hương Sơn để quốc gia quản lý và tôn tạo.

Từ năm 1994 đến 1996, Ban xây dựng chùa Hương và Tùng Lâm Hương Thiên, cho mở rộng sân động, xây lại Tổ đường, Bảo điện và hai toà nhà tả, hữu vu, làm cho khu chùa động Tiên Sơn khang trang, mỹ lệ như xưa.

Ngày nay khách đến chiêm bái cảnh động chùa Tiên Sơn, không khỏi bàng hoàng, sững sờ trước vẻ đẹp thần tiên nơi đất phật mà Cao Bá Quát một thủa đã đề thơ:

“Tám khúc bên non cảnh, hữu tình

Rừng mơ hoa kết quả đầy cành

Giấc tiên mơ tưởng mình tiên thật

Gặp giữa Đào Nguyên ánh mắt xanh.”

Để đặt dịch vụ, Quý khách vui lòng gọi điện vào số điện thoại dưới đây

024 6670 8683 hoặc 0968 742 813

Chúng tôi cung cấp các dịch vụ tại chùa Hương
Tour chùa Hương – Tam Chúc hàng ngày  |  Nhà nghỉ  |  Khách sạn
Nhà hàng  |  Đò thuyền  |  Đặt đồ lễ  |  Viết sớ chữ nho
Bài viết liên quan