Khấn như thế nào là đúng và điều cốt yếu của lời khấn

Có thể hiểu “nôm na”: Khấn là sự bày tỏ tâm thành cầu xin của người làm lễ trước các đấng vô hình – linh thiêng như vong hồn của những người đx khuất, oai lực của Bồ Tát, Thánh Thần…

Cũng bởi thế, điều cốt yếu của lời khấn là thành tâm chứ chẳng phải ở những lời văn hoa mỹ, cầu kỳ. Cũng chẳng phải ở chỗ cứ cầu cho nhiều là được nhiều.

Theo triết lý của nhà Phật thì Tâm tuy vô hình nhưng lại là sợ dây liên hệ ràng buộc vạn hữu. Còn các nhà Nho thì cho rằng: “Tâm động quỷ thần tri” (Nghĩa là: Tâm ta thành kính mà cầu khẩn thần linh thì thần linh ắt thấu tỏ).

Như thế, lời khấn cốt ở Tâm Thành. Và, khi khấn cầu người ta không khấn to để mọi người xung quan nghe thấy mà chỉ “khấn lâm râm” như chỉ đủ cho bản thân người khấn và đấng vô hình – linh thiêng hay biết.

phong tuc khan le

Ngày nay có người thực thi dâng hương truyền thống nhưng lại “cách tân” chỉ cần thắp hương rồi đứng mặc niệm một phút trước bàn thờ, chẳng cần chắp tay, chẳng cần khấn vái, việc đó là tùy tâm. Nhưng theo chúng tôi thì chỉ nên bỏ phần rườm rà, mê tín dị đoan còn nên giữ lại cái hay của đạo lý, triết lý cổ nhân cũng như vẻ đẹp văn hóa, mang tính chất giáo dục con người noi theo luật đạo đức, tập tục của cha ông. Trong thực tế, khi thực thi tín ngưỡng truyền thống này không ít người lúng túng không biết khấn vái ra sao? để có thể bày tỏ ước nguyện của mình đối với tổ tiên, Phật, Thánh. Vì thế chúng tôi biên soạn tập văn khấn (như trong website này) giúp cho người thực thi tín ngưỡng dễ đọc, dễ nhớ, dễ lưu truyền rộng rãi và phát huy nét hay, nét đẹp của đạo lý cổ nhân của dân tộc Việt Nam.

Điều cần lưu ý

Mặc dù các tiết lễ đơn sơ nhưng cũng phải tuân theo những quy ước cổ truyền như:
– Cúng thần nội (tổ tiên): Thì không được nhập quán và xưng quốc hiệu (nêu địa chỉ).
– Cúng thần ngoại (Thổ công, Táo quân hay Thần thánh): thì bắt buộc phải nhập quán và xưng quốc hiệu.

Nếu:
– Bố đã chết thì phải khấn là Hiển khảo.
– Mẹ đã chết thì phải khấn là Hiển tỷ.
– Ông đã chết thì phải khấn là Tổ khảo.
– Bà đã chết thì phải khấn là Tổ tỷ.
– Cụ ông đã chết thì phải khấn là Tằng tổ khảo.
– Cụ bà đã chết thì phải khấn là Tằng tổ tỷ.
– Anh em đã chết thì phải khấn là Thệ huyn h, Thệ đệ.
– Chị em gái đã chết thì phải khấn là Thệ tỷ, thệ muội.
– Cô dì, chú bác đã chết thì phải khấn là Bá thúc cô di tỷ muội.

Hoặc khấn chung là Cao tằng tổ khảo tỷ nội ngoại gia tiên. Tùy theo lễ tiết mà cúng Thần ngoại, Thần nội trước hay sau, như:
– Những ngày tuần, tiết thì phải khấn Thần ngoại trước, Thần  nội sau.
– Ngày giỗ gia tiên thì phải cáo yết Thần linh trước, sau mới cúng gia tiên.
– Khi cúng giỗ ai phải khấn người đó trước rồi tiếp đến tổ tiên nội ngoại, thứ đến thần linh chúa đất, sau cùng mới là tiền chủ, hậu chủ.
– Còn những nghi lễ bất thường như động thổ, nhập trạch… thì cứ theo nghi thức trong văn là đủ.

Đặc biệt khấn Phật thì dù xưng địa chỉ hay không xưng địa chỉ, nói tên hay không nói tên cũng đều được cả, chỉ cốt Giãi bày lầm lỗi và ăn năn trước Phật đài sau đến cầu nguyện những điều mình mong muốn là được.

(Nguồn: “Văn khấn Nôm truyền thống” – Thượng tọa Thích Viên Thành)

Để được tư vấn và đặt dịch vụ tại chùa Hương, Quý khách vui lòng gọi điện vào số điện thoại dưới đây

024 6670 8683 hoặc 0968 742 813

Chúng tôi cung cấp các dịch vụ tại chùa Hương
Tour chùa Hương – Tam Chúc hàng ngày  |  Nhà nghỉ  |  Khách sạn
Nhà hàng  |  Đò thuyền  |  Đặt đồ lễ  |  Viết sớ chữ nho

Bài viết liên quan